【đội hình villarreal gặp real sociedad】Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
Thống kê của cơ quan chức năng đến ngày 7/2/2021,ĐiểmlạimộtsốnguyênnhânViệtNamkhốngchếdịđội hình villarreal gặp real sociedad cả thế giới đã có trên 106,3 triệu ca mắc Covid-19, hơn 2,318 triệu ca tử vong tại 219 vùng quốc gia, lãnh thổ. Điểm qua 5 quốc gia có số ca mắc và tử vong nhiều nhất là gồm Hoa Kỳ: 27.508.183 người mắc; 473.186 người tử vong; Ấn Độ: 10.827.170 người mắc; 155.028 người tử vong; Brazil: 9.497.795 người mắc; 231.012 người tử vong; Nga: 3.951.233 người mắc; 76.229 người tử vong; Anh: 3.929.835 người mắc; 112.092 người tử vong.
Còn tại Việt Nam, tính đến 6h ngày 07/02: Việt Nam có tổng cộng 1.095 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 402 ca. Số người tử vong (bao gồm cả bệnh nhân người nước ngoài) không đáng kể; số người bình phục chiếm trên 90%. Đây là một kỳ tích của Việt Nam khi nằm chung biên giới với quốc gia khởi nguồn tâm dịch là Trung Quốc.
Nhìn vào những con số trên, nhiều người sẽ tự hỏi đâu là lý do Việt Nam thành công trong khống chế đại dịch. Đó là:
1. Sự nhạy bén, nhất quán và kiên định
Coronavirus 2019 (gọi tắt là Covid-19) là virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và lây lan từ người sang người. Virus được bắt nguồn từ Trung Quốc vào cuối năm 2019, rồi lây lan, trở thành đại dịch toàn cầu với tốc độ khủng khiếp.
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được phát hiện, công bố vào ngày 30/1 là một thành viên của đoàn công nhân 8 người đi tập huấn ở Vũ Hán, Trung Quốc trong 2 tháng và về nước hôm 17/1/2020.
Kể từ khi nghe báo cáo về dịch bệnh, Trung ương Đảng, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực vào cuộc với một quyết tâm duy nhất, đảm bảo an toàn tính mạng cho mọi người dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Ngày 28/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) sau đổi tên là Covid -19 gây ra; trong đó yêu cầu trước mắt thành lập Đội phản ứng nhanh, Bộ Y tế hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ thường xuyên họp chỉ đạo phòng chống dịch |
Ngày 29/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký Công văn số 79-CV/TW gửi: Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCov) gây ra.
Ngày 31/01/2020, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ra Chỉ thị 06CT-TTg, khuyến cáo người dân đeo khẩu trang tại các ''nơi công cộng''.
Ngày 20/3, Bộ Chính trị đã họp về công tác phòng, chống dịch Covid-19 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tại cuộc họp, Bộ chính trị đã đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể cho từng nhóm vấn đề cụ thể.
Sau đó, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 được thành lập, tất cả các bộ, ngành, địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo.
Các cuộc họp phòng chống dịch được tiến hành liên tục từ 2 ngày, giảm xuống 1 ngày rồi 2 lần 1 ngày. Thông tin cập nhật liên tục. Hàng nghìn văn bản chỉ đạo đã được ban hành cấp tốc, hàng chục kịch bản, phương án được đưa ra. Truyền thông đưa tin từng giây, từng phút.
Đợt dịch thứ 2, thứ 3 bùng phát, c ả nước lo lắng nhưng không hề hoang mang. Đảng, Chính phủ vẫn kiên định mục tiêu kép; đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, vừa tiếp tục phát triển kinh tế.
Có thể nói với sự nhạy bén, kiên định, quyết liệt của Đảng cùng sự vào cuộc cả hệ thống chính trị đã giúp chúng ta thành công.
Chốt phòng chống dịch khu vực cách ly |
2. Sức mạnh toàn dân
Lúc sinh thời, bác Hồ đã từng dạy: Đoàn kết, đại đoàn kết sẽ thành công! Và thực tế, Việt Nam đã có truyền thống đại đoàn kết mỗi khi tổ quốc lâm nguy. Và dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng huy động sức mạnh của toàn dân tộc.
Trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đều đưa ra những quyết sách, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm huy động sức mạnh ấy. Mỗi đơn vị đều có nhiệm vụ cụ thể và được triển khai quyết liệt. Đơn cử như Bộ y tế đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân về cách phòng chống dịch, bảo vệ an toàn tính mạng, chống lây lan dịch bệnh; đón và điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm…một cách tận tâm, trách nhiệm nhất; Bộ Công Thương lo đảm bảo nguồn cung hàng hoá cho nhân dân, thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế phòng chống dịch, kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống các hành vi đầu cơ, tăng giá…Đồng thời lo tìm kiếm nguồn nguyên liệu, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì sản xuaất cung ứng hàng hoá cho thị trường, xuất khẩu…thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Quân đội, công an được huy động vào cuộc; khẩn trương xây dựng các khu cách ly đón những người từ nước ngoài trở về. Các đoàn thể kêu gọi đóng góp cho quỹ phòng chống dịch tuyến đầu.
Và cả hệ thống chính quyền, đoàn thể đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truy vết dịch bệnh. Còn người dân thì nghiêm chỉnh chấp hành các Chỉ thị giãn cách của Trung ương.
Lan toả yêu thương bằng những cây ATM gạo |
3. Niềm tin và tinh thần sáng tạo, lan toả yêu thương
Đường lối đúng đắn, kiên định đã mang lại kết quả tuyệt vời. Trong khi các nước phải giãn cách xã hội nhiều lần, thì người dân Việt Nam vô tư đi lại, giao tiếp. Mọi hoạt động xã hội, kinh tế, văn hoá, thể thao trở lại bình thường như trước thời điểm có dịch nhưng trong sự cẩn trọng, tuân thủ.
Kết quả đó khẳng định niềm tin của mỗi người dân, doanh nghiệp vào Đảng, Nhà nước. Đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, thậm chí cả công dân toàn cầu về một Việt Nam an toàn.
Và trong bối cảnh ngặt nghèo ấy, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, người dân lại phát huy tính sáng tạo của mình. Đó là sự thay đổi trong công tác xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, tiếp thị du lịch; là sự chuyển đổi, thích ứng trong sản xuất – vận chuyển – giao thương hàng hoá…Rồi chính sách hỗ trợ gạo, tiền trực tiếp cho người lao động, người dân trong vùng cách ly; chính sách giãn, giảm lãi của ngân hàng; chính sách giảm tiền điện, giá điện….
Hệ thống giáo dục được duy trì bằng hình thức trực tuyến; Những sáng tác, lời kêu gọi không ngừng ra đời đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, san sẻ và lan toả yêu thương.
Quan trọng hơn, trong khó khăn, truyền thống tương thân tương ái lại được cộng đồng người Việt san sẻ. Đó là những cây ATM gạo, siêu thị 0 đồng, siêu thị di động, phát khẩu trang miễn phí, hay những tấm bánh chưng, bát cháo…đã phần nào giúp những người lao động bị mất giảm việc, người có hoàn cảnh khó khăn qua cơn bĩ cực.
Những yêu thương đó cứ lan toả trong cả cộng đồng. Và thực tế mọi người dù giàu hay nghèo đều bình đẳng như nhau và không ai bị bỏ lại phía sau.
Các bác sỹ truyền thông điệp cho tất cả người dân |
4. Hiệu quả từ tự lực và truyền thống tiết kiệm
Một trong những yếu tố không thể không nói đến đó là sự tự lực, tự cường và truyền thống tiết kiệm tốt đẹp của cả một dân tộc hàng nghìn năm văn hiến. Thực tế, các thế hệ người Việt Nam đã trải qua cả một thời kỳ lịch sử đầy gian nan, vất vả; chiến tranh tàn khốc, đất nước bị cấm vận…thế nhưng dân tộc ấy vẫn ngẩng cao đầu, hiên ngang vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Dù người giàu hay người nghèo cũng đều “tích trữ” cho mình chốt lưng vốn đề phòng lúc khó khăn bệnh tật, hoặc chí ít cũng có người nhường cơm sẻ áo vì thế không người dân nào bị đói. Truyền thống đó cũng đã phát huy vai trò trong thời kỳ dịch bệnh.
Nhìn ra các nước phương Tây mới thấy, tốc độ lây lan đến chóng mặt vì những quan điểm chống dịch thiếu nhất quán, thiếu quyết liệt; tư tưởng kỳ thị; Hoặc nền y tế tư nhân không có chỗ cho những người không có tiền, không bảo hiểm; Lối sống tiêu dùng phụ thuộc hết vào đồng lương hàng tháng, do đó, nếu không đi làm chắc chắn cuộc sống của họ sẽ gặp khó khăn, phá sản. Mặt khác, virus Corona cực kỳ nhanh và nguy hiểm đã có điều kiện phát triển với nhiều biến thể mới.
Thời gian rồi cũng sẽ qua đi, những cái tên Sơn Lôi (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Đà Nẵng, Vân Đồn (Quảng Ninh), Chí Linh (Hải Dương) sẽ luôn nằm trong tâm trí những người con đất Việt để nhớ về một thời gian đầy camgo và thử thách. Cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn phức tạp và có thể còn kéo dài, song, với bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, truyền thống của cả một dân tộc nhỏ nhưng vĩ đại sẽ tiếp tục chiến thắng dịch bệnh. Nhất định là như vậy,